“Góc hỏi đáp” Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt
Lựa chọn hướng đi cho tương lai hiện đang là áp lực không hề nhỏ đối với sinh viên năm cuối. Những câu hỏi luôn được đặt ra trong đầu các bạn: Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt? Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!
Sinh viên mới ra trường hỏi
Em hiện đang là sinh viên năm cuối, sau khi làm xong đồ án tốt nghiệp em sẽ ra trường nhưng em rất lo lắng, liệu ra khi ra trường làm sao để có được công việc một cách nhanh chóng nhất? Các anh chị có thể cho em cũng như các bạn cùng thắc mắc một lời khuyên được không ạ? Em xin cảm ơn!
Nguyễn Đức Hùng – Thanh Xuân
Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt
Xin chào bạn Hùng và các bạn đã và đang quan tâm đến câu hỏi: Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt. Trong bài viết sau, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của các bạn như sau:
Gần như chúng ta – Những sinh viên năm cuối thường có một nỗi lo về nghề nghiệp sau khi ra trường. Một vấn đề khác cũng là mục đích chung là ra trường kiếm ngày được một công việc “ổn định”, “tiền lương”, “kinh nghiệm”, “cơ hội thăng tiến”… Tuy nhiên, các bạn sinh viên mới ra trường không nên đặt nặng vấn đề “lương thưởng” lên trước. Bởi khi nào đủ tự tin trả lời câu hỏi “mình đã có kinh nghiệm cũng như các kỹ năng làm việc, thành tích gì chưa?”. Dưới đây một số lời khuyên sẽ hữu ích cho bạn:
Hãy tìm ra sở thích và đam mê của mình
ĐIều này có lẽ bạn phải xác định ngay khi bước chân vào cổng trường đại học, tuy nhiên ở độ tuổi ấy bạn chưa biết rõ được mình thích điều gì, ngành mình đang học là gì,… Những câu hỏi đặt nặng mà không có câu trả lời. Theo các chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Mỹ, bạn phải tìm ra sở thích của mình trước khi ra trường. Đó phải là lĩnh vực mà bạn cảm thấy hứng thú nhất, giỏi nhất.
Ví dụ bạn có ước muốn mang lại sự công bằng, gắn kết mọi người… Tuy nhiên sự nghiệp không chỉ là ước muốn đơn thuần, việc chọn một môi trường đào tạo tốt, tham gia những chương trình phục vụ cộng đồng, thiện nguyện sẽ là cơ hội để bạn khám phá chính bản thân, thích gì, muốn gì và giỏi lĩnh vực nào.
Nhiều chuyên gia giáo dục nổi tiếng ở Anh khuyên rằng, trước khi ra trường là phải tìm ra sở thích của mình trước tiên. Đó phải là lĩnh vực mà bạn cảm thấy hứng thú nhất. Nó có thể là sáng tạo một cái gì đó, ước muốn mang đến sự công bằng, tìm kiếm sự khác biệt hoặc thậm chí là thích kết nối với mọi người. Nhưng bạn phải hiểu rõ đâu là sự nghiệp bạn muốn xây đắp và đâu là sở thích đơn thuần. Hãy tham gia một số chương trình tình nguyện, phục vụ cộng đồng cũng là cơ hội rất tốt để bạn khám phá bản thân mình thích gì, yêu gì, giỏi lĩnh vực nào.
Tìm việc sớm
Phần lớn các bạn sinh viên đại học thường mất khá nhiều thời gian vào những điều vô bổ như “game, ăn chơi” mà bỏ phí khoảng thời gian được gọi là “thanh xuân”. Vì thế hãy bỏ qua quãng thời gian này mà đi tìm cho mình một công việc ưng ý. Bởi khi bạn tìm việc càng sớm thì sẽ càng có nhiều cơ hội cũng như kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình làm việc, điều đó cũng giúp bạn biết mình thích gì ở công việc này hay mình không hề thích hợp với nghề này… Bạn có thể tham khảo 1000+ việc làm nhiều lĩnh vực để tìm kiếm cơ hội cho tương lai. Quá trình tuyển dụng tại TopCV có thể kéo dài hàng tháng, vì thế mà cơ hội cho các bạn sinh viên chưa có kinh nghiệm cũng rộng mở hơn. Là sinh viên nói chung và sinh viên năm cuối nói riêng, hãy khởi động ngay khi còn có thể nhé!
Đưa tất cả kinh nghiệm, thành tích vào CV
Tiếp tục cho câu hỏi: Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt chính là cách viết cv xin việc cho sinh viên. Đừng ngại điền những thành tích và kinh nghiệm của bản thân trong CV. Đừng đặt nặng phần kinh nghiệm khi đi làm, nó có thể là những dự án teamwork hoặc cá nhân bạn đã được thực hiện trên giảng đường, tất nhiên đừng quên ghi vào những thành tích hoặc những chương trình thiện nguyện bạn đã tham gia. Đôi khi những điều ấy sẽ giúp bạn nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng đó.
Tìm thêm các công việc phụ
Theo mình, sinh viên không nên bỏ lỡ thời gian mà thay vào đó hãy tự tạo cho mình cơ hội đó là tìm thêm các công việc freelancer. Tại sao ư? Ngoài giờ học, giờ làm bạn hoàn toàn có thể tìm những công việc phù hợp với điểm mạnh của mình. Đó cũng là cơ hội để bạn tìm ra SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) của bản thân, đồng thời phát triển các kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm, quản lý thời gian, và lại có thêm một phần thu nhập đúng không? Ngoài ra khi làm freelancer bạn cũng được mở rộng các mối quan hệ và điều quan trọng nhất nó cũng có thể là một phần ghi trong bản CV xin việc tăng thiện cảm với nhà tuyển dụng đó.
Đừng từ chối cơ hội thực tập
Sinh viên năm cuối đồng nghĩa với kỳ thực tập đã tới, để tạo cho bạn tiếp xúc với công việc sau này, kỳ thực tập là điều không thể thiếu với sinh viên đại học. Qua kỳ thực tập nhiều bạn đã có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của công ty lớn với mức lương đáng mơ ước. Bạn có thể tìm cơ hội thực tập tại các website tuyển dụng hàng đầu như Topcv.vn… Với hàng nghìn mảng cũng như công việc thích hợp với bạn.
Đừng rải CV
Trước đây mình cũng mắc phải lỗi này. Với sự phát triển của mạng internet, việc tìm và nộp CV cũng dễ dàng, vì thế mà mình đã rải CV một cách “không thương tiếc”. Khi nhận được thông báo đi phỏng vấn thì mình cũng không biết đó là công ty nào, mình đã ứng tuyển khi nào và khi đi phỏng vấn thì thất bại là do chưa chuẩn bị… VÌ thế mà chúng tôi khuyên bạn chỉ nên nộp 2-3 công việc mà mình thích để dành thời gian chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn sắp tới.
Rút kinh nghiệm sau phỏng vấn
Tật nhiên làm gì cũng có thất bạn đúng không nào? khi phỏng vấn xin việc cho sinh viên mới ra trường điều thất bạn cũng là một yếu tố để bạn nâng cao khả năng phỏng vấn sau này của mình. Qua cuộc phỏng vấn, bạn thấy được mình đang yếu về điều gì, sai sót điều gì, nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì… Từ đó rút ra và đúc kết kinh nghiệm cho bản thân.
Đừng mang theo tâm lý
Hãy tưởng tượng đó chỉ là bài vấn đáp trên lớp mà bạn đã làm với bạn bè và giáo viên là nhà tuyển dụng. Tự tin trả lời các câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra và đừng quên nói về những điều bạn điểm mạnh của bạn, nó sẽ làm bạn bớt tâm lý và tự tin hơn.
Tránh ảo tưởng
Cũng một phần về tấm bằng của bạn là bằng giỏi mà chê vị trí này lương thấp. Hãy tự nhủ là ở mỗi vị trí sẽ có một mức lương khác nhau, mức lương còn tùy thuộc vào thời gian vào kinh nghiệm của bạn. Vì thế đang là sinh viên mới ra trường bạn đừng đặt nặng vấn đề lương lên đầu nhé!
Tổng kết
Qua bài viết và cũng là “Góc hỏi đáp” Sinh viên mới ra trường cần làm gì, Sinh viên mới ra trường tìm việc như thế nào…, hy vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm những điều mới để tìm cho mình một công việc cho sinh viên mới ra trường ưng ý nhất.
Nguồn: blog.topcv.vn